NÊN HAY KHÔNG VIỆC SỬ DỤNG MUỐI TRONG NUÔI VÀ CHỮA BỆNH CHO CÁ

🔎 Những vấn đề liên quan 

Vẫn còn trong suy nghĩ của nhiều người : Các loài cá đều hoàn toàn giống nhau, tức là tất cả các loài cá đều có thể sống sót trong tất cả các loại nước, cho dù đó là ở sông, hồ, ao hay đại dương…. Miễn sao đó là môi trường nước  .

Điều đó không đúng bởi  hầu hết các loài cá chỉ có thể tồn tại trong một loại nước – nước ngọt (không có hàm lượng muối) , nước lợ hoặc nước mặn.

Trước khi đi sâu vào vấn đề này, sẽ rất hữu ích nếu chúng ta  hiểu được quá trình sinh học thông qua nguyên lý thẩm thấu.

Thẩm thấu là gì? Nói một cách đơn giản là sự chuyển động ròng của nước từ một khu vực có nồng độ chất tan thấp đến một nồng độ chất tan cao qua màng bán thấm. Cụ thể hơn là quá trình làm cho một chất lỏng (thường là nước) đi qua tường (cụ thể là màng) của một tế bào sống. Đó là quá trình các sinh vật sống điều chỉnh các tác động của thẩm thấu để bảo vệ sức khỏe của các tế bào của chúng . Vậy quá trình này diễn ra như thế nào ?

Khi môi trường mà nồng độ chất tan ( ví dụ như : muối , đường …)  lớn hơn so với môi trường nội bào (intracellular có nghĩa “bên trong tế bào) thì được gọi là Ưu trương ( hypertonic)  Nếu một tế bào sống được đặt trong môi trường ưu trương thì sẽ xảy ra hiện tượng co nguyên sinh – nước từ trong tế bào sẽ đi ra ngoài làm cho tế bào bị co (thu nhỏ lại) và nếu co quá nhiều sẽ làm tế bào chết.

Khi môi trường mà nồng độ chất tan nhỏ hơn so với môi trường nội bào thì được gọi là Nhược trương (hypotonic)  Nếu một tế bào sống được đặt trong môi trường nhược trương thì áp suất thẩm thấu sẽ làm các phân tử nước di chuyển vào trong tế bào, có thể làm tế bào sưng lên và vỡ ra.

Đối với các tế bào thực vật hoặc các loài có thành tế bào vững chắc khác, các tế bào có thể giữ được hình dạng của nó trong môi trường nhược trương.

Tính chất đối ngược với nhược trương là ưu trương (hypertonic), và đứng giữa hai tính chất trên là đẳng trương (isotonic).

Điều gì sẽ xảy khi đặt một con cá nước ngọt vào nước mặn và ngược lại?

Nếu chúng ta cho một con cá nước ngọt vào nước mặn , nước từ bên trong cơ thể chúng sẽ chảy ( vắt kiệt ) ra vùng nước có độ mặn cao bao quanh chúng cho đến khi chúng chết vì mất nước.

Nếu chúng ta cho một con cá nước mặn vào nước ngọt , nước xung quanh sẽ ngấm vào cơ thể chúng cho đến khi tế bào của chúng phồng lên với nước, cuối cùng sẽ giết chết chúng .

Điều đó sẽ được giải thích như sau : Khi cá sống từ môi trường nước ngọt chuyển qua môi trường có độ mặn  hoặc chất hòa tan khác cao hơn. Để sống sót khi đối mặt với nguồn nước này, cá nước ngọt phải đi tiểu rất thường xuyên từ từ sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể cá sẽ bị mất nước hoặc máu sẽ bị đặc lại . Ở chiều ngược lại hàm lượng muối của nước thấp hàm lượng bên trong cá nghĩa là hàm lượng muối trong cơ thể của chúng cao hơn hàm lượng muối của nước bao quanh chúng.Do quá trình thẩm thấu nước liên tục ngấm vào cơ thể của chúng làm phù vỡ tế bào ( phù thũng cơ thể )

Vì thế cá rất nhạy cảm với những dao động nhỏ nhất trong độ mặn của nước nơi chúng sống.

Tuy nhiên, có một số loài cá có thể sống sót ở cả nước mặn và nước ngọt (với điều kiện là thời gian tiến hóa cũng thích nghi đủ dài – một đoạn thời gian để cơ thể chúng thích nghi với độ mặn khác với trước đây. Cá hồi, cá mập bò,cá chình, cá shad và cá vược sọc là một số ví dụ về loại cá di cư từ biển vào sâu trong đất liền và ngược lại .

Khi cá bị bệnh người ta thường dùng muối ăn để điều trị  . Dưới tác động của cơ chế Ưu trương các tế bào của :Vi khuẩn , nấm hay động vật đơn bào sẽ bị ép khô  quá trình trao chất bị chậm hoặc dừng lại chúng sẽ ngưng phát triển hoặc bị tiêu diệt  và ở chiều ngược lại sau một thời gian điều trị bằng muối sự thay nước mới  làm giảm mật độ của mầm bệnh , dưới tác động của Nhược trương một lần nữa cấu trúc tế bào bệnh bị phá vỡ . Cho muối vào hồ cá giúp khống chế vi khuẩn hoặc động vật đơn bào bị làm cá thuyên giảm bệnh nhưng hiệu quả không cao .Song hầu hết mặt trái của quá trình này có thể làm tổn hại và  suy giảm sức khỏe của cá nuôi .Nếu như tiếp tục kéo dài chính cá nuôi cũng chụi tác động xấu của quá trình này.

Ngoài ra một số loài động vật nguyên sinh (như Paramecium) thì sử dụng những không bào co bóp để bơm nước ra khỏi tế bào chống lại áp suất thẩm thấu nên không hề hấn gì dưới tác động tăng giảm của nồng độ muối ăn điều đó giải thích cho những trường hợp không mấy tác dụng khi sử dụng muối .

Thông qua bài viết này Dương Bắc hy vọng sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn và cân nhắc khi sử dụng muối khi nuôi cá cảnh .

Để lại một bình luận