Đại diện các loài cá có gai độc ( Gai độc trên cá có màu đỏ. )
( A ) Cá nhám và cột sống lưng có răng cưa; ( B ) Cá đuối gai độc và gai cột sống; ( C ) Cá da trơn và cột sống có răng cưa; ( D ) Cá nanh heo và răng nanh có tuyến nọc độc; ( E ) Cá cóc và cột sống có tuyến nọc độc; ( F ) Cá bống ma ; ( G ) Cá rô ; ( H ) Cá mặt quỉ và cột sống lưng có tuyến nọc độc.
Ở Việt nam chúng ta , ngoài tự nhiên những ngư dân thường bị cá chẽm , cá ngác , cá trê ,cá nâu ( cá dìa ) cá đuối , cá mặt quỉ …. đâm hoặc chích gây nêncảm giác đau đớn kéo dài , vết thương sung tấy nặng có thể bị hoại tử . Một số loài cá đó hiện được mang vào hồ làm cảnh có thể gây ra những tình trạng vừa nêu khi người nuôi sơ xuất khi tiếp xúc với chúng .
Cá tiết nọc độc thông qua một loạt các cấu trúc, chẳng hạn như gai và răng nanh. Các gai độc có thể là một phần của vây lưng, vây ngực, vây hậu môn và vây hậu môn , trong khi cá đuối gai độc được tìm thấy trên đuôi. Theo các phân tích và nghiên cứu thì hệ thống nọc độc của cá cho thấy , gai thường liên quan đến một số dạng tế bào tuyến , tế bào tiết nọc nằm gần hoặc xung quanh gai. Các gai thường chứa một rãnh phía trước cho phép nọc độc di chuyển từ gốc cột đến đỉnh theo tuyến dưới da , cho phép chất độc xâm nhập vào mục tiêu được tiêm thông qua vết thương. Mặc dù đây là hình thái chung của gai độc, nhưng có sự khác biệt giữa các loài do qua trình tiến hóa ở các môi trường khác nhau .
Nọc độc của cá chứa rất nhiều hợp chất, phần lớn trong số đó là tự vệ, với mục đích duy nhất là gây khó chịu và đau đớn cho bất kỳ kẻ thù tiềm năng nào. Độc tố hoạt tính sinh học từ nọc cá gây ra một loạt các tác dụng thần kinh cơ, tim mạch, gây độc tế bào và gây ngủ …
Khi bị cá đâm mọi người thường bối rối , đa phần là cắn răng chụi trận chờ đợi cơn đau đi qua , một số người có thể đến các cơ sở y tế sơ cứu …. Nhưng tất cả đều phải trải qua nhưng cơn đau nhức kinh khủng hoặc đau kéo dài do vết thương rơi vào tình trạng hoại tử .
Hôm nay Dương Bắc tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm (gia truyền) phương pháp sơ cứu và điều trị khi mọi người vô tình gặp phải tai nạn vừa được đề cập .
Khi bị cá đâm , chích dù vết thương nông hay sâu thì chúng ta cũng nên giữ bình tĩnh . Tìm người hỗ trợ .
- Bước đầu tiên : Dùng kim hoặc mũi dao nhỏ sát trùng bằng cồn hoặc hơ trên lửa mở rộng miệng vết thương ra một chút . Cố gắng nặn máu ra càng nhiều càng tốt như một cách loại bỏ bớt nọc độc ra khỏi cơ thể .
- Bước thứ 2 :Sử dụng một ít vôi tôi ( vôi ăn trầu ) hoặc vôi bột hòa vào nước ngâm. Liều lượng : Một muổng caffe đá gạt vôi tôi ( Ca(OH)² ≈10 gam) hoặc 1 muổng caffe đen vôi bột ( CaO ≈ 5 gam ) pha vào 5 lít nước nóng trong khoảng 50°C ( Nước nóng tới cảm giác khó chụi ) Nhúng vết thương vào dung dịch vừa pha sau đó ngâm trong vòng 15 phút tình trạng đau đớn sẽ khỏi . Nếu trường hợp mới thuyên giảm thì làm nóng nước lại ngâm tiếp thêm 15 phút.
Với những người quá mẫn cảm với những độc tố của cá có thể bị sốc , co giật …thì nhanh chóng đến cơ sở y tế để được hỗ trợ .
Hãy cẩn trọng khi tiếp xúc với cá có gai độc . Sự bất cẩn sẽ là tai nạn gây ra sự khó chụi .
Chúc mọi người luôn vui vẻ và may mắn .