Hồng mi Ấn độ

– Tên thông thường: Hồng mi Ấn độ .
Là loài có nguy cơ bị đe dọa được liệt kê trong sách đỏ ( IUCN )
– Tên khác: roseline shark, redline bard. Ngoài ra chúng còn được biết đến với tên: Labeo denisonii hay Barbus denisonii, Crossocheilus denisonii, và Barbus denisoni.
– Xuất xứ: miền Nam Ấn độ.
– Nhiệt độ thích ứng : 15- 30 độ C
– pH: 6.8 -7.8
– GH: 3 – 8.
– Thật ra tên gốc của loài là là Labeo denisonii , được ông F.Day tìm thấy vào năm 1865. Ngoài ra nó còn có các tên khác như:Barbus denisonii, Crossocheilus denisonii, và Barbus denisoni.
– Hồng mi là một loài cá nhiệt đới , trong thiên nhiên cá  sống ở nơi có nguồn nước giàu oxi, chúng hoạt động tích cực vào lúc bình minh và hoàng hôn . Cá có tập tình bầy đàn, sinh sống khá hoà bình với các loài khác .
Cá có chiều dài tối đa lên tới 15 cm, cơ thể màu bạc có hình dáng như một cái ngư lôi , có vệt màu đỏ óng ánh trên vành đai tối dọc theo thân , Khi trưởng thành đuôi có sọc đen và vàng và có bóng xanh lục trên đầu . Miệng có ria nhỏ , chúng có tuổi thọ khoảng 8 năm .
– Phân biệt giới tính cá hồng mi khi trưởng thành thì cá mái to hơn cá trống một chút song cá trống lại có màu sắc đậm hơn cá mái
Sinh sản: môi trường nước phù hợp có tính axit PH: 5 -7 – GH: 2 – 3 và chúng thường chọn thực vật thủy sinh làm giá thể để đẻ trứng .
Vậy khi nuôi chúng ta nên thả từ 6 cá thể trở lên để chúng sống tự tin và trông sinh động hơn – Thức ăn chủ yếu trong thiên nhiên gồm các loại tảo , nhất là Chúng mê món tảo sợi (hair algae) Trong hồ nuôi ta có thể nuôi cá hồng mi bằng thức ăn dạng khô, các loại tảo khô , tim bò đông lạnh …

Thông tin tham khảo thêm :

Trước đây cá Hồng mi có giá rất cao liên quan tới mức độ quí hiếm bởi theo những tài liệu cũ :

-Cá hồng mi Puntius denisonii đang bị đe dọa vì nạn săn bắt quá mức.
– Chính quyền bang Kerala, Ấn Độ đã cấm săn bắt loài cá đang bị đe dọa tuyệt chủng, cá hồng mi Puntius denisonii.
– Theo báo cáo của Practical Fishkeeping vào tháng trước, kết quả nghiên cứu mới đây của một nhóm các nhà khoa học Ấn Độ đã cảnh báo rằng loài này đang bị khai thác quá mức để cung cấp cho thị trường cá cảnh, điều đẩy chúng đến bờ vực tuyệt chủng.
Theo báo cáo của The Hindu, nhật báo hàng đầu Ấn Độ, chính quyền bang đang áp dụng một loạt các điều khoản về bảo tồn để bảo vệ loài này, bao gồm cả việc cấm săn bắt trong mùa sinh sản của chúng.
– Báo cáo nói rằng kể từ bây giờ ngư dân không được phép săn bắt cá hồng mi vào các tháng 6, 7 và 8.
– Họ cũng bị cấm sử dụng lưới đăng (gill) và lưới quăng (cast) để bắt chúng, vì những cách đánh bắt này giết đến 75% số cá bắt được.
– Báo cáo nói rằng chỉ có lưới quây (seine) là được cho phép, và ngư dân cần phải xin giấy phép đánh bắt loài này từ văn phòng thủy sản quận.
– Luật cũng giới hạn cả kích thước và không cho phép xuất khẩu những con cá có kích thước dưới 10 cm – các trạm xe lửa và sân bay trung chuyển cá được yêu cầu kiểm tra giấy phép và ngành thuế quan được cảnh báo.
– Báo cáo cũng nói rằng hầu hết cá hoang dã được xuất khẩu từ Ấn Độ đến Singapore, Malaysia, Mỹ và Anh.
Nhưng tại thời điểm hiện tại các nhà khoa học của Anh – Ấn và nhiều trại sản xuất cá cảnh trên thế giới đã nghiên cứu và sinh sản được loại cá này trong môi trường nhân tạo , sản lượng của chúng đã được gia tăng nhanh chóng dần đáp ứng nhu cầu vì thế giá cả cũng giảm dần .

( Dương Bắc tổng hợp từ các các tài liệu trên Internet )

Trả lời