Nhiều người mới nuôi muốn tìm hiểu thêm quá trình sinh sản của cá dĩa thông qua một số thắc mắc . Vậy hôm nay Dương Bắc tiếp tục chia sẻ thông qua phần : KỸ THUẬT SINH SẢN CÁ ĐĨA ( Phần II )
Theo qui trình sinh sản và chăm sóc,sau khi nở được 2 ngày cá con sẽ đeo bám quanh cá bố mẹ để tiếp nhận thức ăn trực tiếp từ bố mẹ ( thông qua da ) . Khi được hơn 8 -10 ngày tuổi cá con sẽ được ăn thêm thức ăn bổ sung : ấu trùng Artermia , bobo ( trứng nước ) , trùn chỉ …. và được tách khỏi cha mẹ để nuôi riêng vào thời gian sau đó …..
Cá dĩa con sinh ra vốn có thể trang yếu ớt trong giai đoạn đầu không thể tự bắt mồi hay sống tự lập . Bù lại trong quá trình tiến hóa thiên nhiên lại phú cho loài cá dĩa những khả năng ít loài cá nào trong tự nhiên có được đó là nuôi con bằng sữa – sữa ở đây thực ra là một chất nhầy được tiết ra ngoài da của cá bố mẹ . Sữa do cá cha mẹ tiết ra là một hỗn hợp giàu protein + kháng thể + khoáng chất cần thiết cho quá trình tăng trưởng của cá sơ sinh .
Trong thiên nhiên trong điều kiện môi trường sinh thái ở dạng cân bằng cá con có thể sống cùng cha mẹ cho tới khi tự hoàn thiện khả năng tự bắt mồi và những kỹ năng khác , thời gian đó có thể từ 30- 40 ngày.
Trong bể nuôi bị giới hạn về thể tích , ánh sáng , thiếu thảm thực vật , thiếu vi sinh có lợi , tồn dư độc tố … dẫn tới môi trường sống luôn mất cân bằng . Điều đó tác động không nhỏ tới khả năng nuôi và chăm sóc con của cá bố mẹ .
Theo chúng ta đều biết trong tự nhiên thực ra loài cá đĩa chỉ tồn tại rất ít dòng cá như : Brown discus, green discus,heckel dicus , blue discus ,turquoise discus. Lý do trong suốt quá trình tiến hóa thì chỉ có những loại này thực sự nuôi con tốt bằng sữa của chúng . Ngoài ra có những dòng cá dĩa đẹp đẽ mà chúng ta nhìn ngắm đều là sản phẩm do con người lai tạo ra gần như không tồn tại trong tự nhiên và đa phần chúng rất kém cỏi trong việc nuôi con .
Khi cho cá sinh sản ( trại cá ) người ta thường phân biệt những loại nào nhiều hay ít sữa để quyết định để cha mẹ chúng tự nuôi hay gửi con cho cá khác nuôi (vú em ). Theo kinh nghiệm thì những dòng cá có nhiều sữa như: da bò – brown , bông xanh cổ điển ( turquoise , royal blue )… và những dòng cá tiết sữa kém cỏi như : bồ câu đỏ ( pidgeon red ), marlboro red , Abino … Để có được những đàn bồ câu đẹp người ta thường phải gửi cá bột cho cá xanh thường nuôi giữ là một ví dụ .
Trở lại vấn đề môi trường nuôi chăm sóc nhân tạo ,tất cả chúng ta đều hiểu trong một môi trường bể nuôi có dung tích hạn chế . Việc chăm sóc, cho ăn , thay nước làm cho việc kiểm soát chất lượng nước là vấn đế hết sức khó khăn . Mà chất lượng nước tác động tới sức khỏe của gia đình cá . Nếu bình thường ở môi trường tương đối tốt với một cặp cá xanh thường size : 12-13 cm ( Chiều dài không tính đuôi ) có thể nuôi dưỡng tốt khoảng 200 -300 cá con trong vòng 12 – 14 ngày mà không cần phải cho cá con ăn dặm ( Artermia , bobo , trùng chỉ .. ) Nếu chúng ta cho cá con ăn dặm sớm với những loại thức ăn như bobo , trùng chỉ …. thì cần phải lưu ý vì bắt đầu từ thời diểm này trở đi môi trường bể nuôi thường xấu đi và khó kiểm soát . Ở giai đoạn này cá con thường dễ bị nhiễm bệnh nhất , mầm bệnh có trong những loại thức ăn được khai thác ở nhưng môi trường ô nhiễm và cá bố mẹ không là trường hợp ngoại lệ . Khi nuôi con cá cha mẹ nhanh chóng mất đi một phần thể chất và vì thế sức đề kháng nhanh chóng bị giảm sút. Lý do luôn phải giải phóng nguồn năng lượng tích lũy dưới dạng sữa để nuôi con , cơ thể thường xuyên bị tổn thương do cá con háu ăn rỉa cắn vào da . Luôn để mắt tới môi trường xung quanh nhằm bảo vệ con trước những kẻ địch hại vì thế nhiều khi quên đi chuyện ăn uống . Hậu quả sau khi nuôi con cá cha mẹ thường dễ nhiễm bệnh hơn , bệnh thường nặng hơn và khả năng phục hồi kém hơn . Trường hợp cá cha mẹ sau khi nuôi con do cơ thể yếu đi chúng hay bi nhiễm khuẩn đường ruột hoặc amip ( phân trắng ) nấm ngoài da , nặng hơn có thể tử vong nếu như không được sử lí kịp thời .
Có những thắc mắc thời gian bao lâu thì cho ăn dặm , tách bầy cá con khỏi cha mẹ ? Điều đó phụ thuộc vào những yếu tố đã đề cập ở trên . Vậy chúng ta vẫn dựa trên những kinh nghiệm mọi người thường trao đổi như 8-10 ngày thì cho cá con ăn dặm ,14-18 ngày thì tách cá bột ra nuôi riêng .Còn chính xác thời gian bao lâu còn tùy thuộc vào khả năng kiểm soát môi trường bể nuôi cũng như trình độ kỹ thuật chăm sóc cá của mỗi người .