KỸ THUẬT SINH SẢN CÁ ĐĨA ( Phần I )

Kỹ thuật sinh sản luôn nhận được sự quan của rất nhiều tín đồ  nuôi cá cảnh nói chung và cá dĩa nói  nói riêng.

Dạo qua  một vòng trên các diễn đan chúng ta bắt gặp rất nhiều  bài viết về đề tài này vì vậy tôiDương Bắc  không có tham vọng viết bài khai sáng mà chỉ mong bổ xung nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề xung quanh đề tài này :

Khi bắt tay vào việc đầu tiên là khâu tuyển chọn cá giống . Chọn giống nào ghép với giống nào ra cá gì sẽ là đề tài sẽ được trình bày ở phần khác . Ở đây chỉ đi sâu vào kỹ thuật cơ bản .

Chuẩn bị dụng cụ hồ bể :

– Hồ cho cá sinh sản thường có thể tích 100-120 lít nước nhằm dễ quản lý ,không chiếm nhiều diện tích . Thông thường làm hồ có kích cỡ : 0,5x 0.6 x 0,4 m – 0.5 x 0,7 x 0,4  m –  0,4 x 0,8 x 0,4 m ( Dài X, Rộng, X chiều cao  ĐVị = mét ) mặt sau hay đáy hồ nên sơn hoặc dán đề can màu xanh tối hay tranh thủy sinh dể tạo cảm giác không gian yên tĩnh . Hồ nên đặt những chỗ ít người qua lại , ánh sáng tự nhiên vừa phải . Nếu không đủ ánh sáng nên bổ xung  thêm trên hồ 1 bóng đèn trái ớt không màu có công suất khoảng 10 W

– Lọc nước nên bố trí lọc vi sinh  ( loại tầm trung ) để sử lý nước tốt mà không gây bất tiện như các loai máy lọc ngầm hay lọc nổi .

– Bơm hơi oxy bổ xung qua cột lọc vi sinh nên có van để  điều chỉnh lượng hơi cho phù hợp từng giai đoạn chăm sóc .

– Giá thể có thể là ống nước nhựa loại lớn , Viên gạch sành ốp tường hay giá thể  bán sẵn đều được .

– Ống xiphong ( hút làm vệ sinh hồ )cần có  thêm van vặn , kích thước ống khoảng phi 21 mm .

Chọn cá Cá giống

-Có thể mua những cặp cá đã bắt cặp hoặc đã qua sinh sản .

– Trong trường hợp có  đàn cá hậu bị  thì chờ chúng  tách bầy  đứng riêng thành từng đôi gần máy lọc hay thành hồ lựa thế bắt ra hồ sinh sản .

– Khi cá đã muốn phát dục thì cũng có thể chủ động bắt  từng cặp trống mái ra riêng . Cách phân biệt trống mái là  một việc tương đối khó . Bởi  như tôi sau 16 năm  ( tính tới năm 2013 ) trong nghề nếu phân biệt cá đực cá cái thông qua hình dáng quả là vấn đề hết sức khó khăn thậm chí là bất khả thi ( Trừ khi nhận biết chúng đã tham gia sinh sản nhiều lần ) Vậy ở đây tôi sẽ chia sẻ phương pháp nhận biết bằng màu sắc , phương pháp này thật ra không phổ biến thậm chí còn là bí quyết của những cao thủ trong làng cá dĩa .

Bình thường trên con cá dĩa ta tạm thời phân đinh như sau : tất cả hoa văn nào khi cá đến tuổi trưởng thành mà có màu phấn bạc hay phản quang dưới ánh đèn ta xem là Vân . Ngược lại với Vân tức là những phần còn lại tối hơn không phản quang gọi là Nền .

Ví dụ  : điển hình nhất như cá lam đức là cá chỉ còn phần Vân không có nền , cá marlboro là cá có Nền không có Vân .

Ví dụ : Cụ thể hơn với cá bồ câu nền là phần đỏ còn phần trắng là vân , cá xanh bông phần nâu là nền phần xanh là vân xem hình ảnh :

 

Khi tới tuổi trưởng thành ta có thể phân biệt trống mái ( với điều kiện cá phải là anh em trong 1 bầy ) như sau : Con mái thường có màu sắc tương phản giữa Nền và Vân rõ ràng hơn con trống , chẳng hạn cá bồ câu mái có xu thế đỏ tươi con ,trống đỏ nhạt . Mặt con cá mái có màu trắng , mặt con trống thường có cùng màu với màu cơ thể , Ở cá bông xanh cá mái màu Nền nâu hay đỏ  hay hoa văn đẹp rõ rằng hơn con trống. Cá Marlboro con mái màu đỏ đậm hơn ,mặt trắng  .Con trống toàn thân có màu nhạt hơn (đỏ cam) …

  Phương pháp cho đẻ cá .

Sử lý nước trong hồ cá đẻ sao cho pH trung bình từ 5,8- 6,2 là tốt nhất (  dụng cụ tess pH của USA dạng nước thử là tốt nhất tránh hiện tượng sai số quá lớn  )

Có thể hạ pH bằng các phương pháp  thông thường sau :

  • Sử dụng Axit  Photphoric tinh khiết   .
  • Sử dụng nước giếng có độ pH thấp.
  • Lọc nước bằng than hoạt tính  ( Than mới )
  • Cho cá ăn tim bò chế biến sẵn ( Angel food loại hỗn hợp ), vặn thật nhỏ sục khí ( Tốc độ 20 giọt khí /phút) mỗi ngày vệ sinh đáy hồ chỉ thay chừng 5 lít nước trong thời gian 1 tuần pH sẽ tự đông tuột giảm , sau khi đạt được  ngưỡng thấp theo yêu cầu  chúng ta trở lại thay nước 1/3 hồ mỗi ngày pH sẽ tự ổn định mà không cần phải tác động thêm . Tóm lại cách này đơn giản và có tính bền vững nhất .và tránh được tác động đôc hại khác có thể có ở 3 phương pháp đầu .

Cá đẻ trứng dính trên giá thể sau 2 ngày thì bắt đầu nở kế tiếp 2 ngày sau cá con rời giá thể bám theo cha mẹ  nhằm kiếm thức ăn dạng  dịch đặc tiết ra ở những tuyến đặc biệt  2 bên mình con trống mái .

Bình thường cá con đeo  bám cha mẹ dến ngày thứ 8-10 thì phải cho cá con ăn dặm bằng Bobo , Artermia hay trùng chỉ làm sạch ,khi gặp bầy cá con phàm ăn hay đông quá ăn sạch lớp nhớt dễ gây sự khó chụi cho  hoặc gây tổn thương cho cá cha mẹ có thễ dẫn tới bệch ngoài  da. 

Sau 14 ngày tuổi  cá con đã biết ăn thức ăn ta tiến hành tách riêng ra hồ khác để nuôi lớn .

Những câu hỏi thường gặp :

Hỏi ;Có phải cá trống đầu gù hơn ?

Trả lời :Nếu con trống tham gia sinh sản nhiều lượng testosterone tăng cao nó có thể làm đầu con gù ra hơn con mái .Bình thường khi cá mới trưởng thành hoàn toàn không có dấu hiệu này .

Hỏi : vì sao cá  mẹ cứ ăn trứng  ?

Trả lời : Kiểm tra lại nước thông thường pH cao trứng không thể thụ tinh được ( biết trứng không thể nở chúng sẽ ăn như một cách dọn dẹp làm sạch môi trường.)

Hỏi : -Sao chúng lại ăn con vừa nở  khi còn trên giá thể  ?

-Cá con nở sao không chụi đeo bố mẹ ?Trả lời : cả 2 trường hợp trên là do nước quá cũ hay pH thấp nhiều dẫn tới tình trạng nước ô , nhiễm khuẩn, ngưỡng oxy thấp nên cá con mất sức không thể bơi theo cha mẹ , để giữ sạch nước chúng có thể ăn con .

Trả lời