BÍ QUYẾT GIÚP NƯỚC HỒ CÁ TRONG VÀ SẠCH

1. Bắt đầu từ câu hỏi quen thuộc

Nhìn vào những hình ảnh trên hội nhóm trên Internet, nhiều người thường thốt lên: “Nước hồ cá của người ta sao trong thế!” Hay thắc mắc: “Sao nước của mình lọc hoài mà vẫn đục?”…

Đó là lý do để hôm nay Dương Bắc chia sẻ với mọi người về vấn đề này.

2. Nguyên lý chung của các hệ thống lọc

Trong quá trình nuôi cá cảnh, hầu hết chúng ta đều sử dụng ít nhất một trong các hệ thống lọc nước – từ đơn giản như: lọc nổi, lọc chìm – cho tới cầu kỳ hơn là lọc công nghệ.

Tất cả hệ thống lọc đều hoạt động theo nguyên lý chung: loại bỏ bớt chất cặn bã, thức ăn thừa, phân hủy, rồi chuyển đổi Amoniac – Nitrit thành Nitrat. Riêng lọc công nghệ thì có dung tích lớn, thiết diện phân hủy hóa học rộng hơn, thêm cả chức năng điều hòa trao đổi ion, giúp ổn định pH.

 

 

 Sơ đồ và  nguyên lý hoạt động của bộ lọc tuần hoàn trong hồ cá 

3. Vấn đề nằm ở đâu?

Các hệ thống lọc đều có bộ phận lọc thô, thường là các tấm bông lọc xơ bằng sợi tổng hợp. Ngoài việc ngăn hạt lơ lửng, lớp bông này còn là nơi cư trú cho vi sinh vật có lợi.

Nhưng, do lọc nổi – lọc chìm có thể tích nhỏ nên hiệu suất lọc không cao, nhất là ở giai đoạn mới thiết lập hồ hoặc sau khi làm vệ sinh. Chúng không thể giữ được những hạt hữu cơ nhỏ, nhẹ – chính là lý do nước vẫn đục.

4. Bí mật thật sự nằm ở đâu?

Ngoài các vi khuẩn như nitrosomonas, nitrospira chuyên xử lý Amoniac và Nitrit, thì còn có thể có sự hiện diện của loài vi khuẩn acetic – gọi chung là Acetobacter.

Đây là nhóm trực khuẩn lớn, có dạng que, bầu dục, sợi đơn, chuỗi… Hiếu khí, phát triển cực nhanh trong môi trường 25–40°C. Chúng tạo thành acid acetic – khiến pH thấp, từ đó lại càng kích thích chúng phát triển.

Acetobacter acetic có khả năng đồng hóa các loại carbon: ethanol, glucose, fructose, đường mía, mật ong, glycerin, đạm hữu cơ…

5. Cơ chế lọc nước cực hiệu quả của Acetobacter

Vi khuẩn này thường kết chuỗi hoặc tạo thành màng – vô hình chung tạo nên những tấm lưới siêu nhỏ bám lên lớp bông lọc. Lớp nhầy này hoạt động như cái sàng siêu mịn, bẫy lại những hạt hữu cơ trôi nổi.

Tạp chất bị giữ lại sẽ trở thành nguồn năng lượng nuôi vi sinh, tạo thành vòng lặp lọc nước tự nhiên siêu hiệu quả. Càng về sau, lớp men càng dày, số lượng càng nhiều, thì nước trong hồ càng trong – kể cả ngay sau khi vừa cho cá ăn.

6. Đừng xem nhẹ lớp bông lọc

Nhiều người vẫn nghĩ bông lọc là lớp lọc thô, không quan trọng – nhưng thực ra chính là nơi xảy ra cả ba hoạt động lọc: cơ học, sinh học và sinh hóa.

Lớp bông + vi khuẩn Acetobacter + vi khuẩn nitrosomonas/nitrospira = hệ thống lọc tích hợp tự nhiên, hiệu quả cao, ít tốn kém.

7. Cách giúp bộ lọc vận hành hiệu quả nhất

▶️ Hồ mới setup: cho cá ăn thật ít, hạn chế thay nước trong vài tuần đầu – để vi sinh có thời gian bám, phát triển trên thành hồ, phụ kiện và giá thể như: tấm lọc, hạt nhựa, gốm xốp, đá nham thạch…

▶️ Ngăn lọc thô: dùng ít nhất 3 lớp bông xơ riêng biệt. Không thay đổi vị trí hoặc giặt sạch trong thời gian đầu. Chờ lớp trên cùng xuất hiện màng nhớt là lúc vi khuẩn đã đủ mạnh.

▶️ Khi vệ sinh hồ: chỉ giặt lớp bông trên cùng. Sau đó đảo vị trí, đẩy tấm mới giặt xuống dưới cùng, lớp dưới lên trên. Lặp lại tuần tự trong các lần vệ sinh sau.

Thủ thuật đơn giản nhưng giữ ổn định số lượng Acetobacter, giúp bộ lọc tuần hoàn tốt, nước hồ luôn trong vắt.

8. Vậy Acetobacter acetic đến từ đâu?

Vi khuẩn này có thể tự nhiên xuất hiện trong môi trường nước nhà bạn – chỉ cần đúng điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển.

Ngoài ra Dương Bắc cũng ( là những người đầu tiên trên thế giới ) tiên phong nghiên cứu và chủ động bổ sung Acetobacter vào thức ăn cá – cụ thể là dòng ANGEL FOOD. Nhờ vậy, quá trình hình thành lớp men vi sinh diễn ra nhanh, ổn định và hiệu quả hơn nhiều.

Tổng kết

Không phải chỉ bộ lọc xịn đắt tiền mới làm nước trong. Bí quyết đôi khi lại nằm ở sự hiểu đúng, làm đúng, và nuôi dưỡng đúng vi sinh tự nhiên.

Hy vọng bài viết này Dương Bắc giúp mọi người hiểu thêm một góc nhìn mới – vừa khoa học vừa gần gũi – để chăm sóc hồ cá đẹp, bền và khỏe mạnh hơn.

Để lại một bình luận