( Mời nghe giọng đọc chuyển đổi từ văn bản )
*** ***
Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã , để mọi người được thỏa mãn đam mê ,thư giãn tại nhà , giúp phần cải thiện chất lượng cuộc sống . Bài viết nhỏ này Dương Bắc sẽ chia sẻ một phần kiến thức cơ bản với người mới tập chơi , và cũng là cơ sở để trao đổi kinh nghiệm với bạn bè có chung sở thích và cùng đam mê . Khi bắt tay vào nuôi và chăm sóc cá cảnh bạn nên cần lưu ý những vấn đề sau :
1 – Chọn hồ bể thích hợp.
Để tìm kích thước bể của bạn nên để ý tới chiều dài, chiều rộng và chiều cao của hồ ( tính qui đổi ra dm). Sau đó áp dụng công thức sau : chiều dài nhân với chiều rộng , nhân với chiều cao sẽ ra thể tích ( V =D x R x C ) đơn vị qui đổi là lít . Điều này cho phép bạn biết chính xác thể tích nước trong hồ cũng như chọn hồ phù hợp cho mình.
Ví dụ : Hồ có kích thước dài :1 m , rộng : 0,5 m , cao : 0,4 m có Thể tích 200 lít . Trong bể tròn hoặc hình dạng bất thường, bạn sẽ phải ngoại suy. áp dụng bằng các công thức tính thích hợp .
2 – Mật độ nuôi thả .
Khối lượng cá thả phải luôn tỷ lệ với thể tích nước hồ nuôi để đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Quá trình sinh sống và phát triển của cá luôn tác động lên môi trường sống , cá có trọng lượng lớn hơn thì có nhu cầu sử dụng lượng thức ăn lớn hơn cá nhỏ .Vì thế lượng chất thải trong quá trình trao đổi chất như phân , nước tiểu , CO² , độc tố cũng sẽ khác nhau .
3 – Chọn cá nuôi chung phù hợp .
Dựa trên tập tính như lãnh địa : tức là mỗi con hoặc mỗi cặp dành riêng cho mình một khu vực bất khả xâm phạm . Hay tập tính bầy đàn , có lối sống kiếm ăn nương tựa vào nhau . Để biết cá hiền hay dữ .Ta nên tham khảo thêm ở chỗ người bán về tập tính hoạt động , ăn uống của từng loài để đưa ra quyết định .Tìm nuôi loại cá nào cho phù hợp với sở thích .
4 – Dưỡng khí – Ngưỡng sử dụng Oxy .
Các loại cá sống linh động hay bơi lớp mặt có xu thế sử dụng oxy nhiều hơn các loại sống ở tầng đáy hay cá ít vận động. Đối với những loài cá linh động nên thả thưa hơn . Diện tích bề mặt tương đối nên làm tỷ lệ thuận với thể tích nước hồ chứa góp phần tăng khả năng hấp thụ Oxy trong không khí , CO² dễ thoát giảm ra ngoài .
5 – Sử dụng máy móc hỗ trợ .
Bình thường nên sử dụng máy bơm lọc có công suất , tạo vòng luân chuyển 3 đến 4 vòng /giờ nước trong hồ nuôi là vừa . Tấm bông lọc dày để giữ lại hết tạp chất như phân , thức ăn thừa giúp cho nước sạch . Bông lọc càng cũ thì khả năng lọc tốt hơn . Không nên sử dụng xà phòng hay thuốc tẩy làm sạch tấm bông lọc .Điều này sẽ giết chết vi sinh ký sinh có lợi , chính những vi sinh này phân hủy amoniac , độc tố , tạp chất lơ lửng trong hồ giúp cho hồ sạch hơn về mặt cơ học , cũng như về hóa học . Máy bơm oxy giúp cung cấp dưỡng khí cho cá phát triển . Sử dụng máy có công suất tương ứng với thể tích hồ hoặc mật độ nuôi thả . Tránh tình trạng thiếu dưỡng khí .
Lưu ý : Không nên sử dụng máy có công suất quá lớn so với hồ đang có để tránh tạo ra những xáo trộn , cũng như dòng chảy mạnh , làm cho cá phải vận động thu động dẫn tới tình trạng căng thẳng ,mệt mỏi .
6 – Sử dụng thực phẩm .
Các loài cá khác nhau cho nhu cầu cũng như khẩu vị thức ăn khác nhau . Thực phẩm cung cấp năng lượng cho quá trình vận động , tích lũy , giúp cá phát triển và có hình dáng,màu sắc . Thức ăn có nguồn gốc tinh bột cung cấp ít năng lượng nhưng lại tạo ra khối lượng chất thải lớn , Thức ăn giàu Protein cung cấp nhiều năng lượng , thải ra ít hơn song lại làm cho việc quản lý chất lượng hồ nuôi khó khăn hơn do lượng ammoniac tạo ra nhiều hơn .
Đối với thức ăn sống như cá con , trùng chỉ làm cho cá hưng phấn , thích ăn , giàu năng lượng nên cơ bản là tốt . Nhưng mặt hạn chế nó có thể gián tiếp mang theo mầm bệnh vào hồ nuôi .Do bị khai thác , bảo quản ở trong những môi trường ô nhiễm vì vậy khi mua nên chon cá mồi mạnh khỏe . Xử lý sạch sẽ trước khi sử dụng cho ăn .
Thực phẩm chế biến sẵn nên chọn những loại thức ăn giàu dinh dưỡng . Tức là loại có vừa đủ hàm lượng chất cần thiết cho quá trình đồng hóa , dị hóa . Điều đó góp phần làm giảm khối lượng thức ăn cung cấp cho cá , giúp bớt tạo ra chất thải trong môi trường nuôi . Lưu ý : cung cấp một lượng thức ăn vừa đủ trong ngày ,không cho dư thừa vì quá trình thối rữa của thức ăn sẽ làm hỏng môi trường sống của cá . Để thực phẩm xa tầm tay của trẻ nhỏ , để tránh tình trạng cho cá ăn không được kiểm soát .
7 – Kiểm soát Chất lượng nước .
Nên thay nước ít nhất 2 lần / tuần cho hồ cá mỗi lần thay khoảng 1 phần 2 thể tích . Sau đó cho thêm một lượng lượng nước đã làm cũ vừa đủ nhằm loại bỏ bớt độc tố tích lũy trong hồ .
Thường xuyên theo dõi và kiểm tra biên độ giao động của pH nước . Vì sự tăng hay giảm đột ngột có thể gây sốc lên hầu như tất cả các loại cá .
Đối với cá nước ngọt , muối chỉ dùng hỗ trợ trong , sau quá trình vận chuyển hay khi chữa bệnh . Không nên sử dụng muối thường xuyên trong hồ cá , bởi hàm lượng muối cao hơn môi trường gốc có thể làm cá suy thận, cản trở quá trình trao đổi chất , hậu quả làm cá không khỏe mạnh .
Thường xuyên thay giặt tấm bông lọc để loại bỏ trực tiếp phân , thức ăn thừa hạn chế ô nhiễm . Tốt nhất nên dùng 3 lớp bông lọc , mỗi lần chỉ giặt lớp trên cùng bằng nước sạch , nên đổi tấm lọc sạch xuống dưới cùng dể duy trì những vi sinh có lợi .
8 – Quản lý ánh sáng :
Nên tham khảo trước tính ưa sáng cũng như màu sắc của từng loài để quyết định sử dụng nguồn cung cấp ánh sáng như các loại đèn,màu trang trí . Không nên sử dụng quá công suất đối với các loại cá ít ưa sáng, vì chúng lo ẩn nấp không bơi ra ngoài , nếu lâu ngày chúng sẽ bị stress .
Ban đêm nên tắt đèn cho cá ngủ để cá khỏe mạnh phát triển .
Thành hồ nên dán tranh tạo cảm giác bình an cho cá . Đáy hồ nên được sơn hay che chắn để tạo ra ánh sáng trong hồ sáng hơn , làm cho cá ít bị giật mình hoặc sợ hãi với những chuyển động của môi trường xung quanh .
9 – Làm mới việc chăm sóc .
Thường xuyên bổ xung kiến thức . Tham gia các diễn đàn để cùng nhau chia sẻ , hoàn thiện việc chăm sóc cá .
Qua đó ta sẽ có thêm nhiều bạn bè , niềm vui mỗi ngày mỗi khi được nhìn ngắm những chú cá khỏe mạnh và đẹp đẽ bơi lội trong căn nhà , cho ta thấy cuộc sống này ngày càng có ý nghĩa hơn .